Профиль пользователя

clinic spa

Биографическое описание CÁCH TRỊ MỤN HIỆU QUẢ NHẤT Ở TUỔI DẬY THÌ

1/ Thế nào là mụn dậy thì

Mụn dậy thì được biết đến như một loại mụn nội tiết ở giai đoạn dậy (khoảng từ 12 - 18 tuổi). Khi nội tiết trong cơ thể thay đổi các tuyến bã nhờn cũng từ đó mà sản xuất nhiều hơn, nếu lúc này lỗ chân lông không được thông thoáng và chứa nhiều cặn bã, vi khuẩn gây mụn thì điều tất yếu là mụn sẽ bắt đầu hình thành. Tốc độ phát triển của mụn phụ thuộc rất nhiều vào cách chăm sóc da cũng như chế độ ăn uống, sinh hoạt hàng ngày của các bạn tuổi teen vì không phải cứ đến tuổi teen là ai cũng sẽ bị mụn.

Đặc điểm của mụn tuổi dậy thì

- Giai đoạn 1: Ban đầu chỉ là một vài nốt mụn nhỏ li ti, không có dấu hiệu sưng tấy hay đau nhức ở vùng trán, mũi hoặc hai bên má. Mụn thường xuất hiện vào những ngày đặc biệt trong tháng như sắp đến kì kinh nguyệt ở các bạn nữ hoặc thức khuya, căng thẳng ở các bạn nam và sau đó sẽ tự mất đi.

- Giai đoạn 2: Tiếp theo mụn sẽ không còn mọc riêng lẻ nữa mà sẽ mọc thành từng đám và nó được xem là tiền đề cho các loại mụn đỏ, mụn sưng tấy do sự tích tụ quá mức cặn bã, vi khuẩn P.Acnes bên trong lỗ chân lông.

Giai đoạn 3: Khi mụn có dấu hiệu sưng đỏ nghĩa là lỗ chân lông của bạn đang bị phá hủy và rất dễ gây viêm nhiễm sang vùng da lân cận. Việc điều trị các mụn này sẽ mất rất nhiều thời gian nhưng chưa chắc có thể mang lại cho bạn làn da hoàn hảo như ban đầu.

cách trá» mụn tuá»i dậy thì

2/ Cách trị mụn tuổi dậy thì ở nam giới

Cấu trúc làn da của nam giới sẽ dày hơn nữ giới nên một khi vi khuẩn, cặn bã tích tụ bên trong lỗ chân lông sẽ rất khó để loại bỏ. Để trị mụn tuổi dậy thì cho nam giới bạn có thể áp dụng loại mặt nạ sau đây.

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

- 3 muỗng cà phê mật ong nguyên chất

- 1 muỗng cà phê bột quế

Cách thực hiện:

- Trộn đều hai nguyên liệu lại với nhau thành hỗn hợp đồng nhất rồi thoa lên vùng da bị mụn trong khoảng 25 - 30 phút thì rửa lại với nước ấm. Với loại mặt nạ này bạn cũng có thể để qua đêm nhưng cần chú ý nếu bạn thuộc da nhạy cảm. Kiên trì thực hiện 3-4 lần/tuần cho đến khi các nốt mụn nhỏ dần rồi biến mất. Sau đó bạn có thể sử dụng mặt nạ này 1-2 lần/tuần để duy trì vẻ đẹp của làn da.

- Chú ý: tuy có tính sát khuẩn và giảm viêm nhanh chóng nhưng loại mặt nạ này cũng khiến làn da trở nên nhạy cảm với ánh nắng mặt trời. Bạn nên che chắn cẩn thận và sử dụng kem chống nắng mỗi khi ra ngoài.

Cách trị mụn tuổi dậy ở nữ

- Mỗi loại mặt nạ sẽ thích hợp với mỗi tình trạng mụn khác nhau. Làn da của nữ giới thường mỏng và nhạy cảm hơn nam giới, sau đây là một số loại mặt nạ từ thiên nhiên vừa giúp nuôi dưỡng, bảo vệ da vừa giúp trị mụn một cách hiệu quả.

- Nha đam: cách đơn giản nhất là bôi trực tiếp dịch nhầy màu trắng bên trong cây lên vùng da bị mụn trong khoảng 10-15 phút thì rửa lại với nước sạch. Kiên trì thực hiện 2-3 lần/tuần cho đến khi bạn thấy những nốt mụn giảm sưng và không còn đau nữa.

- Nước cốt chanh: mặt dù có tính diệt khuẩn và làm sạch rất tốt nhưng bạn không nên sử dụng trực tiếp trên da mà nên kết hợp với các nguyên liệu thiên nhiên khác như sữa tươi để trị mụn dậy thì. Bạn chỉ cần trộn đều nước chanh và sữa tươi theo tỉ lệ 1:3 rồi thoa lên vùng da cần điều trị trong khoảng 15 phút thì rửa lại với nước sạch. Kiên trì thực hiện 1-2 lần/tuần.

Cách ngăn ngừa mụn ở tuổi dậy thì

- Chế độ chăm sóc da: rửa mặt bằng sữa rửa phù hợp với làn da 2 lần (sáng - tối), hạn chế không đưa tay lên mặt và tuyệt đối không được tự ý nặn mụn.

- Chế độ ăn uống: hạn chế tối đa những loại thực phẩm gây kích thích (đồ cay nóng, nước uống có gas) và nên tập thói quen ăn nhiều trái cây, rau củ và uống đủ nước (2 lít/ngày).

- Chế độ sinh hoạt: thức khuya, căng thẳng là một trong những nguyên nhân khiến mụn hình thành và phát triển. Với các bạn nữ, việc trang điểm sẽ giúp bạn trông xinh xắn, tươi trẻ hơn nhưng việc này gần như là cấm kị nếu bạn đang bị mụn.

cách trá» mụn hiá»u quả á» tuá»i dậy thì

Những biến chứng do mụn dậy thì đem lại

-Với tình trạng mụn nhẹ (mụn đầu trắng, đầu đen) sẽ ít khi để lại dấu tích nếu được điều trị đúng cách. Tuy nhiên một khi mụn đã trở nặng thì sau điều trị khó tránh khỏi các biến chứng sau đây:

- Vết thâm (thường gặp nhất): làn da sau khi bị tổn thương do mụn khiến sắc tố melanin hình thành nhiều hơn so với các vùng da khác.

- Sẹo lõm: do sự thiếu hụt collagen trong quá trình phục hồi da sau mụn.

- Sẹo lòi: do sự sản sinh quá mức collagen trong quá trình phục hồi da sau mụn.

Vì vậy để điều trị mụn tuổi dậy thì và hạn chế tối đa những biến chứng do mụn để lại một cách an toàn và triệt để nhất bạn nên đến các trung tâm, bệnh viện da liễu uy tín để được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

 Nguồn: https://drhueclinic.vn/tin-tuc/cach-tri-mun-hieu-qua-nhat-o-tuoi-day-thi.html